Phát triển Ngôn ngữ trong Montessori

Phát triển Ngôn ngữ trong Montessori

0

Montessori đã khám phá rằng một đứa trẻ trải qua giai đoạn nhạy cảm về phát triển ngôn ngữ từ lúc sinh cho tới khoảng 6 tuổi.

Giai đoạn này có liên quan với nhiều mặt thuộc giác quan và chuyển từ bập bẹ và lặp lại các tiếng động đơn giản qua sự nhận thức rằng mọi thứ đều có tên của chúng, vào trong một sự quan tâm ngày càng lớn tới các thành phần của âm thanh và hình dạng, và cuối cùng chuyển qua các khả năng để viết, đọc và những sự thám hiểm ngày càng tăng vào giao tiếp có ý nghĩa.

Montessori đã thấy rằng đứa trẻ có những khả năng phi thường trong giai đoạn này và sự nhạy cảm đặc biệt này mang lại kết quả cho mỗi con người khả năng làm chủ tính phức tạp của ngôn ngữ của mình với một sự dễ dàng mà không bao giờ có thể lặp lại một lần nữa.

Sự thụ đắc ngôn ngữ là việc làm quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng ta. “Một khi chúng ta có được ngôn ngữ tùy ý chúng ta sử dụng, chúng ta có được một chìa khóa sẽ mở ra rất nhiều cánh cửa” (Listen to your child; Crystal, David ; pg. 12) chúng ta có được nhiều tài liệu lưu trữ của quá khứ, đóng góp cho những sự phát triển của hiện tại và chúng ta có thể lên kế hoạch cho tương lai

Bằng cách nghe một đứa trẻ cẩn trọng, không chỉ cái chúng nói mà còn cách chúng nói, chúng ta thấy rằng trẻ em không chỉ bắt trước bố mẹ như một con vẹt. Chúng đóng vai trò chủ động trong khả năng ngôn ngữ tương lai của chúng.

Khi nào thì quá trình thụ đắc ngôn ngữ bắt đầu? Từ đầu tiên mà đứa trẻ nói không đánh dấu sự bắt đầu của việc học ngôn ngữ của đứa trẻ đó. Đó là kết quả của một nỗ lực vô cùng lớn và một chuỗi các bước phức tạp của sự phát triển ngôn ngữ mà bắt đầu thậm chí trước cả khi sinh.

Về cơ bản, 3 khả năng cần thiết để giao tiếp với một người là:
a) Có khả năng tạo ra âm thanh và kết nối chúng với nhau để tạo thành lời nói có trí tuệ
b) Có khả năng nhận biết âm thanh và hiểu được lời nói của người khác
c) Khả năng nắm bắt được 1 cuộc đối thoại, tức là tương tác

“Ngôn ngữ là điểm trọng tâm khác biệt giữa loài người và tất cả các giống loài khác. Ngôn ngữ nằm ở gốc rễ của sự biến đổi của môi trường mà chúng ta gọi là nền văn minh…Ngôn ngữ là dụng cụ của tập hợp tư duy … và phát triển với tư duy của loài người … Vì vậy, ngôn ngữ là sự biểu hiện thực sự của một loại trí thông minh siêu phàm.” (The Absorbent Mind, MM, pg. 98-99)

“…Sự phát triển ngôn ngữ. Tôi nói “sự phát triển” chứ không phải “dạy dỗ”, người mẹ không dạy con của cô ta ngôn ngữ. Ngôn ngữ của đứa trẻ phát triển tự nhiên, giống như một sự tạo thành tự phát sinh tất nhiên” (The Absorbent Mind, MM, pg. 100)

“Đứa trẻ 6 tuổi đã học để nói rất chuẩn, biết và sử dụng quy luật của tiếng mẹ đẻ, có thể không bao giờ miêu tả được quá trình học không có ý thức về tất cả những thứ này tới từ đâu. Tuy nhiên, chính đứa trẻ, một con người, là người sáng tạo ngôn ngữ” (The Absorbent Mind, MM, pg. 104)

“Sự phát triển của ngôn ngữ là một hiện tượng bí ẩn. Đứa trẻ lấy vào hình ảnh của một cái cây và từ rất nhiều hình ảnh của rất nhiều cái cây, khái niệm “Cây” dần dần hình thành. Ý niệm của một cái cây trong đầu của đứa trẻ là thật như chính cái cây trong thế giới thật. Đứa trẻ có thể mang theo ý niệm này, “Cây” trong đầu để sẵn sàng sử dụng trong các hoàn cảnh. Vẫn còn một mức nhận thức mà đứa trẻ phải đạt tới. Cái cây chỉ là khái niệm trong đầu đứa trẻ, khái niệm này bây giờ cần phải được biểu đạt trong thực tế qua âm thanh và biểu tượng. Khi loài người hoàn thiện điều này, họ có thể mang quà tặng từ chính trí tuệ của họ trao cho những người khác.” (Montessori Today, Lillard, Paula Polk, pg. 18)

“Giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ như một chỉ thị thiêng liêng; đứa trẻ làm theo và không hiểu tại sao; những từ ngữ thâm nhập như bị kéo vào bởi sức hấp dẫn bí mật. Chúng tự đặt chúng theo trật tự. Tất cả dường như quá rõ ràng và đơn giản, và tất cả xảy ra theo một cách mà trí não chẳng phải làm tí nào cả; không cần lí do, quyết định hay cố gắng. Nó như một phản ứng hóa học giữa sinh vật này – người phải chinh phục dụng cụ của sự biểu đạt trí tuệ , và ngôn ngữ này – là ngôn ngữ trong môi trường của anh ta.” (Her Life and Work, Standing, E.M., pg. 122)

May Sóc xin gửi tới các bạn video về một số giáo cụ và hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong lớp học Montessori 3-6 để các bạn có cái nhìn rõ hơn về giúp đỡ trẻ phát triển ngôn ngữ trong phương pháp giáo dục Montessori

Nguồn https://www.youtube.com/watch?v=1fbs-Qr8lf8
Dịch bởi May Sóc Children’s House

Leave a Reply

Your email address will not be published.