HỎI ĐÁP – Q&A – PHẦN III

Home / Hỏi Đáp / HỎI ĐÁP – Q&A – PHẦN III
0
Câu hỏi 10: Có người nói là chỉ toàn chơi và không học ở HOC. Điều này có đúng không?
Trả lời: Nó dường như là vậy đối với một số người vì những lý do rõ ràng thẳng thắn nhất định. Những người này xem xét việc gửi trẻ nhỏ tới HOC như là việc họ gửi trẻ tới những trường học truyền thống. Việc duy nhất mà họ công nhận là việc học, đó là trẻ bị bắt làm những công việc liên quan đến đọc, viết và số học ở trường. Mọi thứ khác mà trẻ có thể làm được xem như là “trò chơi trẻ em” bởi vì họ không thể nhìn thấy hoặc từ chối nhìn thấy những mục đích nghiêm túc ở chúng.
Có một sự thật là một đứa trẻ 2.5 tuổi được nhận vào HOC sẽ không bắt đầu thực hiện những hoạt động mà có sự liên hệ trực tiếp với những môn học đấy (đọc, viết, số học…) và cũng không làm như thế trong thời gian sau đó. Trẻ thực hiện những hoạt động mà thỏa mãn nhu cầu mang tính phát triển bên trong của trẻ tại thời điểm hiện tại và trẻ cũng không cần những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc đọc, viết, số học… Mà trẻ sẽ tìm đến vào thời gian thích hợp của riêng trẻ, sớm hơn so với kỳ vọng thông thường, khi mà trẻ bắt đầu cần đến những hoạt động như vậy. Trẻ sẽ tìm thấy bản thân mình khả năng thực hiện những hoạt động này một cách chính xác bởi vì trẻ đã chuẩn bị bản thân một cách gián tiếp bằng những phương tiện của các hoạt động được thực hiện trước đó.
Một lý do khác tại sao rất nhiều người nghĩ trẻ em chỉ “đơn thuần chơi” trong HOC là vì họ hoàn toàn tin rằng trẻ chỉ có thể chơi nếu ở một mình và việc học là một cái gì đó mà trẻ phải bị ép buộc để làm ngược lại với WILL của trẻ. Trong HOC, họ không nhìn thấy bất kỳ ai ép buộc một đứa trẻ làm bất cứ việc gì, và lại nhìn thấy đứa trẻ làm chỉ những thứ mà trẻ chọn. Vì vậy, kết luận của họ là bất kỳ thứ gì trẻ làm ở đây không thể là gì khác ngoài chơi. Khi họ phát hiện ra sự tận hưởng rõ ràng và sự thấm hút hoàn toàn khi mà trẻ làm những gì trẻ chọn, họ cảm thấy kết luận của họ là có căn cứ, bởi vì họ không thể tưởng tượng được một đứa trẻ có thể tìm thấy ở bất cứ điều gì ngoài chơi, sự tận hưởng và thấm hút.
Thái độ cố chấp và làm họ khó có thể nhìn thấy bất kỳ mục đích nghiêm túc nào trong các hoạt động của trẻ thậm chí cả, sau này, khi trẻ bắt đầu thực hiện những hoạt động liên quan trực tiếp với việc đọc, viết hay số học, bởi vì trẻ làm những hoạt động đấy với sự tự nhiên, tận hưởng và sự thấm hút nhiều như khi trẻ thực hiện những dạng hoạt động khác.
Bản thân trẻ có thể phân biệt được giữa việc học và chơi. Nếu trẻ được hỏi đang làm gì khi trẻ đang thực hiện một trong những hoạt động mang tính chất phát triển ở đây, trẻ sẽ không ngần ngại mà nói rằng trẻ đang làm việc.
Nếu chúng ta chỉ cân nhắc những thành tựu mang tính chất phát triển đáng chú ý của trẻ như là kết quả của những hoạt động mà trẻ làm với sự tự nhiên và thấm hút như vậy, với sự chú ý từng chi tiết và tự kiểm soát như vậy, chúng ta sẽ học được cách để cảm kích sự nghiêm túc đằng sau những điều mà trẻ làm nơi đây.
Nói tóm lại, người lớn thông thường định kiến đối với bản chất và năng lực của trẻ, sự thiếu kiến thức về thời thơ ấu và sự giúp đỡ mà trẻ cần vì mục đích phát triển, sự hiểu biết hời hợt về cách mà một HOC Montessori giúp đỡ trẻ; tất cả những điều này chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra cái cảm giác ở một số người rằng trẻ chỉ toàn chơi mà không học ở HOC.
Câu hỏi 11: Có phải trẻ TỰ CHỌN những hoạt động liên quan đến những môn học “nghiêm túc” như đọc, viết và số học trong HOC không?
Trả lời: Đúng vậy. Đối với trẻ, những hoạt động này không nghiêm túc hơn những hoạt động khác mà trẻ cũng thực hiện ở đây. Tất cả đều nghiêm túc như nhau. Trẻ chọn chúng một cách tự nhiên và thực hiện chúng với sự thích thú nhiều như trẻ thực hiện với các hoạt động khác, vì chúng cũng đáp ứng những nhu cầu sống còn nhất định của sự phát triển trong suốt một giai đoạn đặc thù trong sự phát triển của trẻ.
Chúng cũng đại diện cho một số vấn đề của văn hóa loài người mà được tạo ra bởi con người. Nếu không có chúng, con người không thể sống cuộc sống của họ một cách trọn vẹn, trẻ em không thể xây dựng một nhân cách lành mạnh mà không sử dụng chúng như những công cụ xây dựng. Đứa trẻ, người xây dựng của người trưởng thành (người lớn) cần tất cả sự phong phú của văn hóa loài người mà được tạo ra bởi con người trường thành như những phương tiện của sự phát triển loài người. Nếu chúng được cung cấp như “những phương tiện của sự phát triển” khi trẻ cần và dưới hình thức trẻ cần, trẻ sẽ chọn chúng và trở nên tích cực thực hiện với sự háo hức to lớn. Và kết quả đáng mong đợi của điều này có thể nhìn thấy không chỉ ở sự phát triển toàn diện của trẻ, mà còn ở sự tiến bộ đáng chú ý mà trẻ đạt được trong lĩnh vực văn hóa đó. Sự tiến bộ “sớm nhận thấy” một cách rõ ràng này thực sự khiến một vài “người yêu trẻ” than phiền rằng quá sớm để một đứa trẻ bị “bắt” phải học hành vất vả và lại là những môn học “khó nhằn” ở cái độ nhỏ như vậy. Tuy nhiên họ không nhận thấy rằng không có một quyền lực bên ngoài nào “bắt” trẻ làm như vậy ngoài chính bản chất con người từ bên trong của trẻ.
Câu hỏi 12: Tại sao đứa trẻ 3 tuổi nên được tiếp xúc với những hình dạng hình học đặc biệt khi mà những đứa trẻ lớn hơn ở những lớp cao hơn lại gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu chúng? Liệu là đứa trẻ 3 tuổi có hiểu chúng không?

Montessori Geometric Cabinet
Trả lời: Chúng ta, người lớn, thiên về nhìn vào đứa trẻ như là một phiên bản bỏ túi của chính chúng ta. Chúng ta áp đặt những cái chúng ta thích và không thích lên trẻ. Nếu chúng ta thấy một vài kiến thức khó để tiếp thu, chúng ta sẽ không ngần ngại mà kết luận rằng nó hẳn là phải khó hơn đối với trẻ. Chúng ta thông thường thấy môn hình học như một hạt cứng khó vỡ – một viên thuốc đắng khó nuốt, và chúng ta kết luận rằng nó phải khó hơn đối với một đứa “trẻ con” và một đứa trẻ thì không sẵn lòng để tiếp thu những kiến thức của bộ môn hình học. “Một đứa trẻ 10 tuổi thấy khó để nhớ những hình dạng hình học, thì một đứa trẻ 3 tuổi phải thấy nó khó gấp 3 lần.” Đây là lô-gic của người lớn. Tuy nhiên, những quy luật phát triển không tuân theo cái lô-gic này.
Nếu các hình dạng hình học được cung cấp cho trẻ, khi trẻ cần và dưới hình thức trẻ cần, em sẽ thấy vui thích trong việc hoạt động với chúng và hình thành khái niệm trừu tượng về chúng. Chính xác khi trẻ khoảng 3 tuổi trẻ sẽ cần chúng. Ở độ tuổi này trẻ cảm thấy bị thôi thúc bởi bản chất khám phá môi trường một cách có nhận thức, mà mọi thứ trong môi trường đều có hình dạng. Đứa trẻ mà đã có những trải nghiệm cụ thể với những hình dạng hình học như được cung cấp trong môi trường Montessori thường có những phát hiện gây ngạc nhiên. “Mặt của cô giống hình ngũ giác.” Câu nói từ đứa trẻ 3 tuổi này đã gây kinh ngạc cho người lớn vì 2 lý do. Đứa trẻ có ấn tượng rằng em có “khuôn mặt hình tròn”. Trẻ đã đi soi gương và lần đầu tiên phát hiện ra rằng khuôn mặt của em thực ra là hình ngũ giác! Và đứa “trẻ con” đã có một phát hiện và sử dụng thuật ngữ toán học như “hình ngũ giác”! Tại sao lại không? Chẳng phải hình ngũ giác chỉ là một cái tên khác như hàng trăm cái tên mà trẻ đã sử dụng một cách thích hợp?
Đứa trẻ về bản chất là một người khám phá. Sự khám phá của trẻ trở nên sắc sảo hơn, thông minh và trọn vẹn hơn nếu như em được trang bị những chìa khóa mở ra những lĩnh vực mới cho việc khám phá. Đó là bộ chìa khóa cho sự khám phá lĩnh vực hình dạng mà trẻ cần đối với các hình dạng hình học. Không có gì giống như chính các hình dạng hình học là có thể phù hợp để mở các cánh cửa bị khóa của hình dạng, hoặc tính chính xác hoặc tính tương đồng.
Phương pháp Montessori cung cấp sự vật chất hóa những hình dạng trừu tượng và cung cấp chúng đến những đôi tay cũng như mắt của trẻ dưới hình thức nào?
Đứa trẻ nhìn thấy chúng, thấm hút chúng, thông qua những thị giác và cảm giác cơ bắp. Trẻ thực hiện những hoạt động đa dạng với chúng và vì thế có được sự nhận thức về sự thật rằng tất cả đồ vật đều có hình dạng và rằng chúng giống hệt hoặc tương tự với một trong những hình dạng hình học cơ bản mà trẻ đã tiếp xúc. Trẻ muốn biết tên của những hình dạng hình học đó. Rồi chúng ta cho trẻ những tên gọi của chúng. Những cái tên giúp trẻ có thể tận dụng và thể hiện sự nhận thức mới tiếp thu được của trẻ và với sự trang bị đó, trẻ đi ra ngoài “thế giới”, gây ngạc nhiên nhiều người lớn với những khám phá sắc sảo và thông minh của trẻ.
Đứa trẻ tìm đến những hình dạng hình học vì và khi trẻ cần chúng, thấy chúng như một phương tiện của sự phát triển, và kiến thức trẻ tiếp thu bằng cách sử dụng chúng trở thành một phần tính cách của trẻ. Việc sử dụng có mục đích những phương tiện của sự phát triển mang đến cho trẻ cảm giác thỏa mãn và từ đó là niềm vui.
Trích từ cuốn: The Practical Implementation of Montessori Principles by DR. Maria Montessori, Albert M. Joosten, S.R. Swamy, Ram P. Bashyal, Rajendra K. Gupta
Dịch bởi May Sóc Children’s House.

Leave a Reply

Your email address will not be published.