VÌ SAO LỚP HỌC MONTESSORI PHẢI LÀ LỚP HỌC TRỘN ĐỘ TUỔI (3-YEAR AGE GROUP)?

Home / Montessori / VÌ SAO LỚP HỌC MONTESSORI PHẢI LÀ LỚP HỌC TRỘN ĐỘ TUỔI (3-YEAR AGE GROUP)?
0
Trong khi tất cả các lớp học Montessori về bản chất phải giống nhau, thì vẫn có một vài sự khác biệt tồn tại. Tuy nhiên, có những yếu tố cốt lõi đối với một chương trình Montessori chuẩn được công nhận bởi các tổ chức Montessori hàng đầu: American Montessori Society (AMS), Association Montessori Internationale (AMI), North American Montessori Teachers’ Association (NAMTA), Montessori Education Programs International (MEPI), Southwestern Montessori Training Center (IND). Đứng đầu danh sách các yếu tố đó là việc trộn độ tuổi trong các lớp học. Lớp học trộn độ tuổi cũng là những tiêu chuẩn bắt buộc của các tổ chức trên.


Điều chủ yếu là những lớp học nên bao gồm các độ tuổi khác nhau, bởi vì nó có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển về mặt văn hóa của đứa trẻ. Điều này đạt được bằng chính những mối quan hệ giữa những đứa trẻ. Bạn không thể tưởng tượng một đứa trẻ nhỏ hơn học từ những đứa trẻ lớn hơn tốt như thế nào, và những đứa trẻ lớn hơn thì kiên nhẫn với những khó khăn của những trẻ nhỏ hơn như thế nào. – Maria Montessori, The Child, Society and the World.


Chúng nhận thức được những ai ở xung quanh chúng, và một đứa thì thường nhìn thấy những đứa nhỏ cố ý quan sát công việc của người khác, đặc biệt là của những đứa lớn hơn. Bằng cách làm như vậy, chúng thấm hút nhiều hơn là chúng có vẻ, và đang chuẩn bị bản thân cho việc tham gia tích cực hơn vào cộng đồng của lớp học. – Maria Montessori, Education for Human Development.


Lý thuyết về Các Giai đoạn của Sự phát triển


Chu kỳ 3 năm trong phương pháp giáo dục Montessori dựa trên những nghiên cứu tâm lý và quan sát khoa học đối với đứa trẻ của bà Maria Montessori. Đặc biệt, bà đã tìm ra rằng trẻ em thường trải qua các giai đoạn phát triển có sự tương đồng. Điều này có nghĩa là trẻ em sẽ có những tính cách và nhu cầu tương đồng theo từng nhóm tuổi:


Giai đoạn đầu: 0-6 tuổi: Đây là giai đoạn biến đổi, được chia làm 2 phần.


  • Từ 0 đến 3 tuổi: ở giai đoạn này, trí tuệ của trẻ giống như miếng bọt biển, bà Maria Montessori gọi đó là trí tuệ thấm hút. Đứa trẻ thấm hút tất cả mọi thứ một cách vô thức.
  • Từ 3 đến 6 tuổi: ở giai đoạn này, trí tuệ của trẻ vẫn thấm hút mọi thứ, nhưng nó đã có nhận thức về việc này.


Giai đoạn thứ 2: 6-12 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển đồng đều, một giai đoạn trung gian, hay còn gọi là giai đoạn 2 của thời thơ ấu. Đây là giai đoạn tiếp thu về mặt văn hóa. Trong giai đoạn này, đứa trẻ có một trí tưởng tượng mạnh mẽ, và phát triển khả năng hiểu và làm việc với những thuật ngữ trừu tượng. Giai đoạn này cũng được chia làm 2 phần:


  • Từ 6 đến 9 tuổi: Trong thời gian này, đứa trẻ bắt đầu nhận thức về bản thân, em hình thành nên những quy tắc đạo đức cho riêng mình. Đây cũng là giai đoạn rất tò mò. Đứa trẻ bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ và chúng ta cũng nhìn thấy sự phát triển về công lý và công bằng.
  • Từ 9 đến 12 tuổi: Đây là thời gian hình thành quy tắc đạo đức trong các mối quan hệ với bạn bè, nhóm bạn của trẻ. Chủ nghĩa tôn thờ anh hùng là một phần quan trọng trong giai đoạn phát triển này. Trẻ có khả năng thực hiện những công việc “lớn”, và tận hưởng những thời gian làm việc dài hơn. Ở giai đoạn này, sự nhạy cảm bên trong đứa trẻ về trật tự bắt đầu hiện lên rõ nét, và thể hiện bằng sự đánh đổi về sự trật tự bên ngoài. Phòng và nơi làm việc của trẻ trở nên lộn xộn. Vì sự trật tự bên trong đã được hình thành, đứa trẻ dường như quên mất nhu cầu giữ không gian xung quanh chúng ngăn nắp và gọn gàng.


Giai đoạn thứ 3: 12-18 tuổi: Đây là một giai đoạn biến đổi, được chia làm 2 phần: 1 giai đoạn tuổi dậy thì (12 đến 15 tuổi) và giai đoạn thanh niên (15 đến 18 tuổi).


Giai đoạn thứ 4: 18-24 tuổi: Đây là giai đoạn trưởng thành, cũng được chia làm 2 phần: từ 18 đến 21 tuổi và từ 21 đến 24 tuổi.


Những lợi ích


Bởi vì những nhu cầu và thuộc tính của trẻ diễn ra trong những chu kỳ 3 năm, sự phát triển mang tính giáo dục sẽ đạt được mức tối đa khi hệ thống giáo dục thừa nhận sự thật này. Các lớp học Montessori đều cân nhắc đến những giai đoạn phát triển này bằng cách nhóm các trẻ lại thành các lớp 3 độ tuổi để tối đa hóa việc học của trẻ. Sau đây là những lợi ích của việc thiết lập các lớp học này:


1. Việc giảng dạy hiệu quả hơn
Chìa khóa cho việc giảng dạy hiệu quả đối với người giáo viên là hiểu nhu cầu của mỗi trẻ. Trong một lớp học Montessori, trẻ sẽ học với một giáo viên, người mà có thể quan sát và hỗ trợ trẻ trong suốt cả chu kỳ 3 năm. Thời gian giáo viên theo cùng trẻ càng dài thì sự thấu hiểu này càng nhiều hơn, điều này giúp giáo viên có thể hỗ trợ trẻ dựa trên nhu cầu của từng trẻ một. Kết quả là, lớp học Montessori trộn độ tuổi thực sự mang lại kết quả giảng dạy hiệu quả hơn, tốt hơn.


2. Thời gian học tập hiệu quả hơn
Bất cứ ai trải qua một sự thay đổi lớn (ví dụ, đổi công việc, đổi sự nghiệp, chuyển đến một nơi ở mới) cũng có thể nói với bạn việc thay đổi căng thẳng đến mức nào và mất bao nhiêu thời gian để ổn định. Khi đứa trẻ rời nhà để đi đến nhà trẻ, trường mẫu giáo hay trường tiểu học, chúng đều trải qua những thách thức tương tự như vậy. Việc thay đổi giáo viên và lớp học mỗi năm trong những năm đầu đời này mang đến cho trẻ những thách thức không cần thiết. Việc học ở cùng một lớp với một giáo viên trong 3 năm để trẻ có thể tập trung vào việc học tập thay vì phí thời gian quý giá chỉ để làm quen với một người lớn mới và một môi trường mới.


3. Thích thú hơn trong học tập
Trẻ em có cơ hội được nhìn, nghe thấy và trải nghiệm 3 hoặc nhiều hơn các cấp độ ở tất cả các môn học. Các trẻ nhỏ hơn sẽ có lợi từ việc được quan sát những công việc nâng cao hơn mà những trẻ lớn thực hiện, chúng thấy được toàn cảnh những kiến thức mà chúng sẽ lĩnh hội trong tương lai, từ đó tạo động lực học tập không ngừng. Và bởi vì những đứa trẻ rất gần nhau ở độ tuổi và sự phát triển, nên trẻ nhỏ sẽ gần gũi hơn với những trẻ lớn (khi bạn còn nhỏ, đôi khi bạn tin những người bạn của mình hơn là bố mẹ mình), và việc học tập từ những “anh chị” cũng thú vị và đôi khi hiệu quả hơn. Bản thân những đứa trẻ lớn cũng kiên nhẫn và thấu hiểu hơn với những khó khăn mà trẻ nhỏ gặp phải. Bên cạnh đó, những trẻ lớn hơn thì có thể tự kiểm tra và củng cố kiến thức của mình thông qua việc thảo luận với những trẻ nhỏ. Chỉ có sự tự tin trong việc làm chủ những môn học mới có thể cho những đứa trẻ lớn động lực tiếp tục tiếp thu thêm nhiều kiến thức hơn nữa. Tất cả những đứa trẻ đều đối mặt với sự kích thích không đổi này, và chính nó sẽ tạo ra những mong muốn nội tại và tự nhiên trong học tập ở trẻ.


4. Nền tảng vững chắc hơn và tiềm năng học tập không giới hạn
Trong những lớp học truyền thống, các giáo viên phải dạy cùng một chương trình cho tất cả các học sinh, và thường phải dạy ở mức trung bình. Tất cả các học sinh bị tụt lại phía sau sẽ không bao giờ phát triển được nền tảng vững chắc, và những học sinh vượt lên trên sẽ dừng học. Trong môi trường Montessori đa-độ tuổi, đa-cấp độ, mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học tập theo tiến độ của cá nhân chúng. Những khái niệm cơ bản sẽ được củng cố liên tục, do đó có một tiềm năng không giới hạn với những điều mà trẻ có thể học. Ví dụ như, năm đầu tiên ở lớp 3-6, những đứa trẻ 3 tuổi học rất nhiều từ việc chỉ quan sát những đứa trẻ khác đã ở đây lâu hơn. Vâng, chúng học từ giáo viên, nhưng chúng cũng học mọi lúc bằng việc quan sát và lắng nghe từ những đứa trẻ khác. Những khái niệm trở nên dễ dàng hơn để nắm bắt và việc học cũng trở nên dễ hơn bởi vì lần đầu tiên giáo viên dạy một cái gì đó cho trẻ nhưng không hẳn là lần đầu tiên trẻ được tiếp cận nó. Một khi nền tảng vững chắc này được thiết lập thì không có một cấp/lớp nào hay một khung chương trình nào có thể ràng buộc đứa trẻ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong lớp học Montessori một vài đứa trẻ đọc hết mọi cuốn sách trong thư viện, trong khi những đứa trẻ khác học đại số lúc 6 tuổi. Mỗi đứa trẻ đều được thử thách để đạt được tiềm năng lớn nhất của chúng.


5. Sự tương tác
Môi trường trộn độ tuổi tạo ra một bầu không khí nơi mà trẻ học để giúp đỡ lẫn nhau, bởi vì chúng tương tác với những đứa trẻ có độ tuổi và khả năng khác nhau. Sự tương tác không dừng lại ở việc giúp đỡ người khác. Một yếu tố quan trọng của sự phát triển xã hội không chỉ là cho đi sự giúp đỡ mà còn là yêu cầu giúp đỡ mà không cảm thấy mình kém cỏi. Tất cả những tương tác này phản ánh đời sống thực tế, và dạy cho trẻ cách để giữ những vai trò khác nhau và cách tương tác với những độ tuổi khác nhau. Trên thực tế xã hội của người lớn, chẳng phải chúng ta thường không làm việc với những người cùng độ tuổi. Vậy tại sao chúng ta lại cần tạo ra những lớp học một độ tuổi cho trẻ? Bên cạnh đó, một số giá trị văn hóa, thông lệ, tập quán xã hội hay những khía cạnh quan trọng của cuộc sống con người không thể được dạy cho trẻ mà chỉ có thể để trẻ tự học, tự trải nghiệm, tự thấm hút từ môi trường xung quanh. Cân nhắc tất cả những yếu tố này, chúng ta tạo ra những cộng đồng nhỏ là những lớp học trộn độ tuổi, từ đó mỗi đứa trẻ đều được tiếp cận với xã hội thực một cách tự nhiên.


6. Kỹ năng lãnh đạo
Những lợi ích của lớp học Montessori 3 năm dường như thiên vị những đứa trẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên, chính kỹ năng lãnh đạo mà trẻ phát triển trong năm thứ 3 thực sự là lợi ích. Kỹ năng lãnh đạo cần phải được học với trách nhiệm, và yêu cầu những năng lực tinh thần phức tạp – thấu hiểu, liên kết, tạo động lực, giải thích và làm những điều đúng. Những kỹ năng mềm này không dễ dàng để dạy, mà phải được học thông qua trải nghiệm cá nhân. Có mấy khi trẻ được có cơ hội phát triển và mài dũa kỹ năng lãnh đạo? Hãy tới bất kỳ lớp học Montessori 3-6 nào và bạn sẽ thấy những nhà lãnh đạo 5 tuổi giúp đỡ những đứa trẻ nhỏ hơn.


Nói tóm lại, chỉ có thông qua những lớp học Montessori trộn độ tuổi này trẻ mới có thể tối đa hóa sự phát triển học thuật, xã hội và cảm xúc của chúng. Điều này giúp cho phương pháp Montessori đạt được mục tiêu cuối cùng của nó trong việc giúp trẻ thành công bên ngoài lớp học – trong đời sống thực tế.

Sau đây là một số câu hỏi thực tế của những phụ huynh về việc trộn độ tuổi trong các lớp học Montessori:


1. Tôi không muốn đứa bé của tôi tìm đến sự giúp đỡ của một đứa trẻ lớn hơn. Chỉ có giáo viên nên giúp đỡ chúng, vì tôi không thể tin cậy vào đứa trẻ lớn hơn để biết một câu trả lời.
Trong lớp học Montessori, giáo viên không phải là trọng tâm chính của lớp học mà chính là đứa trẻ. Có ai tốt hơn bạn của bạn để có thể học hỏi? Chúng đã có các bài trình bày và có những luyện tập cá nhân với các giáo cụ. Chúng thực sự là những “chuyên gia” trong lớp học. Và ngay cả khi những đứa trẻ nhỏ không hài lòng với câu trả lời từ trẻ lớn, chúng hoàn toàn có thể hỏi giáo viên để làm rõ. Thêm vào đó, thật thú vị khi nhìn thấy niềm vui và sự cảm kích của những đứa trẻ lớn khi những người bạn nhỏ của chúng học được điều mới. Có một sự trong sáng về cảm xúc và vắng bóng sự cạnh tranh, còn những đứa trẻ nhỏ thì có cảm giác thực về sự hoàn tất công việc/ thành tựu của mình.


2. Tại sao không thể là những lớp học một độ tuổi? Điều này thực sự quá đe dọa đến con tôi khi bị bao quanh bởi những đứa trẻ lớn.
Những lớp học trộn độ tuổi thực sự cung cấp sự ổn định. Bằng cách học ở cùng 1 lớp học trong 3 năm, trẻ sẽ hình thành những mối quan hệ vững chắc và một cảm giác về cộng đồng với cả giáo viên và các bạn của chúng. Văn hóa của lớp học duy trì sự bình yên và ổn định khi 2/3 lớp được giữ nguyên mỗi năm. Những trẻ nhỏ hơn sẽ nhìn những trẻ lớn như là mẫu hình vai trò và những trẻ lớn hơn sẽ nhìn thấy những cơ hội trở thành những người hướng dẫn.


3. Tôi không muốn đứa trẻ lớn của tôi trở thành người giữ trẻ của những đứa trẻ nhỏ hơn. Tại sao nó phải chịu một sự giáo dục như vậy? Giáo viên nên là người giảng dạy.
Vâng, những trẻ lớn đảm nhiệm vai trò là người hướng dẫn trong lớp học Montessori. Vào đầu năm, chúng như những hình mẫu vai trò cho cách mà lớp học diễn ra cũng như những đầu mối liên hệ đối với những câu hỏi cơ bản như “Nhà vệ sinh ở đâu?”, “Em phải cất hộp cơm ở đâu?”, và “Khi nào thì chúng ta ăn trưa?”. Những đứa trẻ lớn cũng giúp đỡ trẻ nhỏ trong những công việc hằng ngày. Chúng có thể dạy hoặc giúp đỡ kiểm tra công việc và kiểm soát lỗi. Điều này thể hiện một cấp độ rất cao trong suy nghĩ. Để có thể dạy lại một kỹ năng mà đã được học trước đấy khiến cho trẻ có thể học nhiều như là trẻ được dạy vậy. Dạy lại cũng củng cố những kiến thức đã được học trước đấy và dẫn đứa trẻ đến một sự thành thạo/tinh thông hoàn toàn. Nó cũng giúp phát triển sự độc lập và sự tự quản ở những trẻ lớn, một điều mà thường thiếu ở những lớp học thiết lập theo kiểu truyền thống.



Bài viết được dịch và trình bày bởi May Sóc Children’s House

Leave a Reply

Your email address will not be published.