House of Children 3-6 tuổi
House of Children 3-6 tuổi
Môi trường giáo dục Montessori dành cho trẻ từ 3-6 tuổi của May Sóc là môi trường song ngữ theo tiêu chuẩn AMI. May Sóc đã có 7 năm kinh nghiệm xây dựng môi trường giáo dục này.
Maria Montessori gọi môi trường dành cho trẻ từ 3 tới 6 tuổi là Casa dei Bambini – Children’s House – Nhà của trẻ em. Khi đã tạo dựng được nền tảng nhân cách, trẻ ba tuổi bước vào môi trường được chuẩn bị sẵn sàng để phát triển và hoàn thiện khả năng của mình. Chúng học tốt nhất thông qua các hoạt động thực tế hỗ trợ tính độc lập và năng lực bản thân; thao tác với các đồ vật để cung cấp trải nghiệm giác quan cụ thể; và sự tìm hiểu không giới hạn dẫn đến sự hoàn thiện các vận động, nhận thức giác quan, ngôn ngữ và phát triển trí tuệ của trẻ. Tất cả các thành viên của cộng đồng mở rộng từ 3 đến 6 tuổi này phát triển thông qua các cơ hội để theo đuổi sở thích của mình, tự do lựa chọn các hoạt động của riêng mình, phát triển khả năng tập trung và tham gia theo tốc độ của riêng mình trong giai đoạn hình thành của khả năng suy luận, trí tưởng tượng và tính xã hội.
Các học cụ và hoạt động được thiết kế để hỗ trợ việc khám phá và học tập tự định hướng, và do đó chúng rất phù hợp cho giai đoạn phát triển này. Chúng được tổ chức xoay quanh các hoạt động Cuộc sống Thực tiễn nhằm phát triển cả tính độc lập và kỹ năng xã hội; Các hoạt động cảm quan giúp tinh luyện nhân thức giác quan; phát triển các kỹ năng Nói, Viết và Đọc; và Các hoạt động toán học phát triển các khái niệm toán học cơ bản; cũng như các hoạt động phản ánh sự hiểu biết của con người về địa lý, lịch sử, sinh học, khoa học, âm nhạc và nghệ thuật. Người giáo viên được đào tạo sẽ hướng dẫn trẻ em trong suốt cuộc hành trình này, giúp chúng trở thành những cá nhân thích nghi tốt, sẵn sàng đảm nhận một vị trí tích cực, chủ động về mặt xã hội trong thế giới của chúng.
Lịch trình một ngày của trẻ 3-6 tuổi
Thời gian | Hoạt động |
---|---|
7:30-8:15 | Đón trẻ Trẻ ăn sáng trước ở nhà với gia đình, hoặc có thể mang thức ăn sáng vào trường ăn. Nếu phụ huynh cho trẻ mang thức ăn sáng vào trường, phụ huynh cần đưa trẻ đi học sớm để trẻ có đủ thời gian ăn sáng trước khi vào giờ làm việc. |
8:15-11:15 | Morning 3 hours uninterrupted work cycle – Chu kỳ làm việc 3 giờ không gián đoạn buổi sáng- Tiêu chuẩn AMI |
11:15-11:30 | Sinh hoạt chung, chuẩn bị bàn ăn |
11:30-12:45 | Vệ sinh, rửa tay và ăn trưa |
12:45-13:30 | Dọn dẹp lớp học, vệ sinh sau ăn trưa |
13:30-15:30 | After noon 2 hours uninterrupted work cycle – Chu kỳ làm việc 2 giờ không gián đoạn buổi chiều dành cho trẻ lớn – Tiêu chuẩn AMI |
13:30-14:30 | Ngủ trưa đối với trẻ nhỏ |
14:30-15:30 | After noon 1 hour uninterrupted work cycle – Chu kỳ làm việc 1 giờ không gián đoạn buổi chiều dành cho trẻ nhỏ |
15:30-16:00 | Nghe cô đọc sách hoặc học hát |
16:00-17:00 | Vui chơi ngoài sân và trả trẻ |
Các kỹ năng quan trọng
- Hiểu được các quy tắc của môi trường giáo dục Montessori
- Quy tắc 1: Chúng ta đảm bảo rằng mọi sinh vật sống đều an toàn.
- Quy tắc 2: Chúng ta chăm sóc, giữ gìn những gì chúng ta sử dụng.
- Quy tắc 3: Chúng ta tôn trọng, không làm ảnh hưởng đến công việc của người khác.
- Không làm đau bạn, không đánh bạn khi chơi trong cộng đồng
- Không làm đau động vật, không phá hoại cây cỏ, biết thưởng thức mùi hương và vẻ đẹp của hoa.
- Biết chuẩn bị bàn ăn cho bạn khác
- Biết chào hỏi người lớn và bạn bè
- Biết cắm hoa làm đẹp cho môi trường lớp học
- Biết dọn dẹp lớp học sạch sẽ
- Biết chuẩn bị đồ ăn snack cho các bạn khác
- Biết chăm sóc các đồ vật trang trí trong lớp học
- Biết giặt khăn cho các bạn khác dùng
- Độc lập trong việc ăn uống
- Độc lập trong việc ngủ
- Độc lập trong việc thay quần áo, đi giày dép
- Độc lập trong việc đi vệ sinh
- Nghe, hiểu và nói tốt ngôn ngữ mẹ đẻ tiếng Việt
- Nghe, hiểu và nói tốt ngoại ngữ tiếng Anh
- Biết sử dụng ngôn ngữ đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh
- Biết sử dụng các câu với đầy đủ các thành phần
- Vốn từ vựng phong phú
- Phân biệt được tất cả các âm trong tiếng Việt
- Phân biệt được tất cả các âm trong tiếng Anh
- Biết viết tiếng Việt
- Biết đọc tiếng Việt
- Vận động thô phát triển tốt như
- Đi lại bình thường và trên cầu thang, chạy bộ, leo trèo
- Bê vật nặng, cồng kềnh cần sự khéo léo như thanh gậy đỏ, thanh gậy số, khối lập phương tháp hồng, khối hình học
- Sử dụng các vật nặng để làm việc như chổi, cây lau nhà, cây lau kiếng
- Bê vật nặng cùng một người khác như khênh bàn
- Vận động tinh của đôi bàn tay phát triển mạnh mẽ. Có thể thực hiện các hoạt động khéo léo sử dụng đôi bàn tay ví dụ:
- Đóng mở các loại nút/cúc áo dễ và khó
- Rót nước từ bình qua bình, từ bình qua ly
- Đánh bóng lá, lau rửa bàn ghế
- Gấp các loại khăn theo các kiểu khác nhau
- Xâu kim, khâu và, thêu
- Đánh bóng đồ đồng, đánh bóng đồ gỗ
- Giặt khăn
- Cắt và chuẩn bị chuối
- Rửa tay
- Tỉa cây cối
- Và rất nhiều hoạt động khác