Khi nghe tới “nghe lời” chúng ta thường có cảm giác nó thể hiện sự ép buộc đối với trẻ và thiếu tôn trọng trẻ. Đó là do chính cảm nhận của chúng ta sau khi trải qua một nền giáo dục không hỗ trợ các quy luật phát triển tự nhiên của con người. Ví dụ: Chúng ta có thể luôn phải cố học (thuộc) cái chúng ta không thể hiểu, và vì không thể hiểu nên chúng chúng ta trở nên chán ghét nhưng chúng ta cũng không thể làm ngược lại được. Chúng ta phải tuân thủ các quy tắc đi ngược lại với khuynh hướng của con người, ví dụ khi đi học thì phải ngồi yên một chỗ, trong bữa ăn thì phải giữ yên lặng, làm việc (học tập) thì phải theo sự sắp xếp của người lớn. Tất cả những điều đi ngược lại quy luật phát triển tự nhiên của chúng ta lại bị trói buộc bởi hai chữ “nghe lời”. Hai chữ “nghe lời” vì vậy như hòn đá tảng để chặn lại sự phản kháng. Và chúng ta nhiều khi nghĩ rằng “nghe lời” là đè bẹp “ý chí”, người nào chỉ biết “nghe lời” là không có “ý chí”. Thực tế là con người phải có “ý chí” thì mới có khả năng “nghe lời”.
Tất cả những vấn đề trên đây đều do sự ngộ nhận và hiểu sai của việc dùng từ “nghe lời” trong một nền giáo dục hỗ trợ con người không đúng cách. Chúng ta cần quay lại định nghĩa của từ này trong từ điển để có được sự hiểu và cảm nhận đúng đắn nhất về nó. Theo từ điển tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học Việt Nam – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1988, “Nghe lời” được định nghĩa như sau:
Nghe lời: cho là đúng và làm theo lời.
Thuần phục: chịu hoặc bắt phải chịu nghe theo, tuân theo sự điều khiển, sai khiến.
Như vậy nghe lời nghĩa là là khả năng biết/nhận thức được một điều gì đó là đúng và làm theo một cách tự nguyện/tự giác. Nghe lời là một khả năng từ bên trong con người vì sự tốt đẹp của chính người đó và nó có ý nghĩa tích cực. Những điều đúng đắn nhiều lúc có thể đi ngược lại mong muốn/ thúc đẩy bên trong của một con người nhưng khả năng nghe lời vẫn giúp con người kiểm soát những thúc đẩy/mong muốn sai trái này để làm điều đúng đắn. Qua đây mọi người cũng sẽ tự hỏi từ khi nào thì trẻ mới bắt đầu có thể nghe lời?
SỰ NGHE LỜI là một khả năng để con người sinh tồn, nó được quyết định bởi Ý CHÍ của con người đó. Khả năng NGHE LỜI là một quá trình phát triển.
Theo từ điển Anh Việt thì từ WILL được chuyển nghĩa như sau:
Will: Ý chí, chí, ý định, lòng, nguyện vọng, ý muốn, ý thích.
The Will, generally, is that faculty of the mind which selects, at the moment of decision, the strongest desire from among the various desires present. Will does not refer to any particular desire, but rather to the capacity to act decisively on one’s desires. Within philosophy the will is important as one of the distinct parts of the mind, along with reason and understanding. It is considered important in ethics because of its central role in enabling a person to act deliberately.
Ý CHÍ: là khả năng của trí óc để lựa chọn, tại thời điểm của sự quyết định, mong muốn mãnh liệt nhất giữa những mong muốn khác hiện diện. Ý CHÍ không nói đến bất kỳ mong muốn cụ thể nào mà là năng lực để hành động dứt khoát trên những mong muốn của một người nào đó. Trong triết học, Ý CHÍ quan trọng như một trong những phần riêng biệt của trí óc, song song với sự suy luận (lý trí) và sự hiểu biết (trí tuệ). Nó được xem là quan trọng trong đạo đức vì vai trò trung tâm của nó trong việc cho phép một người hành động có suy nghĩ cân nhắc.
Bài viết này chỉ được hiểu đúng khi các định nghĩa về “NGHE LỜI” và Ý CHÍ được hiểu đúng.
Theo bà Maria Montessori: “Will and obedience then go hand in hand, inasmuch as the will is a prior foundation in the order of development, and obedience is a later stage resting on this foundation.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
Tạm dịch là: “Ý CHÍ và SỰ NGHE LỜI liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vì Ý CHÍ là nền tảng đi trước trong trật tự của sự phát triển (của con người), và SỰ NGHE LỜI là giai đoạn sau dựa trên nền tảng này”. – Maria Montessori, The Absorbent Mind.
Bà Maria đã tin rằng, SỰ NGHE LỜI là một phần của tính cách con người và sự phát triển của nó đi sau và phụ thuộc vào sự phát triển của Ý CHÍ của chúng ta. Bà đã phản đối những giáo viên loại trừ Ý CHÍ để đạt được sự thuần phục của trẻ bằng hình phạt thay vì tôn trọng sự phát triển tự nhiên của SỰ NGHE LỜI ở trẻ qua sức mạnh Ý CHÍ của chúng. Sau tất cả, nghe lời một người khác sẽ thường không phải là những thứ chúng ta làm vì sự ích kỷ của chính mình mà là những thứ chúng ta làm vì một kết quả tốt hơn. Đó là một bước gần hơn trong việc học làm sao là một phần quan trọng của xã hội, nghĩa là một phần quan trọng của rất nhiều cuộc sống của những người khác, mà không cần họ để ý, không cần họ cảm ơn hoặc biểu lộ sự cảm kích (nghĩa là một phần quan trọng của xã hội một cách tự nhiên vô điều kiện). Chúng ta không tuân theo luật bởi vì chúng ta sợ sự trừng phạt, chúng ta tuân theo luật bởi vì chúng là chỉ dẫn của những thứ có lợi cho tất cả các thành viên của xã hội.
“In order to obey one must not only to wish but also be able to obey. To carry out an order one must already possess some degree of maturity and a measure of the special skill that it may need. Hence we first have to know whether the child’s obedience is practically possible at the level of development the child has reached…If the child is not yet master of his actions, if he cannot obey even his own will, so much the less can he obey the will of someone else.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
Để nghe lời, một người không chỉ phải muốn mà còn phải có khả năng nghe lời. Để tiến hành một mệnh lệnh, một người phải sở hữu mức độ nào đó về sự trưởng thành và một mức độ của kỹ năng đặc biệt mà nó có thể cần. Vì vậy chúng ta đầu tiên phải biết có hay không sự nghe lời của đứa trẻ là có thể thực tiễn ở mức độ phát triển mà đứa trẻ đã đạt được… Nếu đứa trẻ vẫn chưa thành thạo những hành động của em, nếu đứa trẻ không thể thậm chí nghe lời Ý CHÍ của chính em, chắc chắn trẻ cũng không thể nghe lời Ý CHÍ của người khác. – Maria Montessori, The Absorbent Mind.
“Obedience is seen as something which develops in the child in much the same way as other aspects of his character. At first it is dictated purely by the vital impulses, then it rises to the level of consciousness, and thereafter it goes on developing, stage by stage, till it comes under the control of the conscious will.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
SỰ NGHE LỜI được nhìn nhận là thứ phát triển trong đứa trẻ giống như các mặt khác của tính cách của trẻ. Đầu tiên, SỰ NGHE LỜI được ra lệnh bởi những thúc đẩy (tự nhiên) cần cho sự sống, tiếp đó nó lên tới cấp độ của sự có ý thức, và về sau nó tiếp tục phát triển từng bước một, cho đến khi nó đạt tới độ dưới sự điều khiển của Ý CHÍ có ý thức. – Maria Montessori, The Absorbent Mind.
Bà Montessori thường nói rằng, bởi vì phần lớn chúng ta không hiểu sự phát triển của SỰ NGHE LỜI, chúng ta thường trông đợi đứa trẻ tuân theo những ý muốn của chúng ta khi mà khả năng của đứa trẻ chưa phát triển để làm được vậy. Trong cuốn The Absorbent Mind viết năm 1964 và cuốn The Discovery of the Child viết năm 1967, bà đưa ra lý thuyết về 3 mức độ của SỰ NGHE LỜI – Three Levels of Obedience.
- Mức độ đầu tiên của SỰ NGHE LỜI – The First Level of Obedience
“Before the child is three he cannot obey unless the order he receives corresponds with one of his vital urges.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
Trước khi lên 3 tuổi, trẻ không thể nghe lời nếu mệnh lệnh mà em nhận được không đúng với một trong những sự thúc đẩy sống còn (từ phía trong) của trẻ (Montessori, The Absorbent Mind, 1964).
“What we call the first level of obedience is that in which the child can obey, but not always. It is a period in which obedience and disobedience seem to be combined.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
Cái mà chúng ta gọi là mức độ đầu tiên của SỰ NGHE LỜI là khi mà đứa trẻ có thể nghe lời, nhưng không phải là luôn luôn. Đó là giai đoạn mà nghe lời và không nghe lời có vẻ được kết hợp (Montessori, The Absorbent Mind, 1964). Mức độ đầu tiên của SỰ NGHE LỜI thường được quan sát thấy ở trẻ 3 tuổi và dưới 3 tuổi, tuy nhiên, các trẻ lớn tuổi hơn vẫn có thể ở mức độ này.
“Even after 3, the little child, must have developed certain qualities before he is able to obey. He cannot, all of a sudden, act in conformity with another person’s will, nor can he grasp, from one day to the next, the reason for doing what we require of him.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
Thậm chí sau 3 tuổi, trẻ nhỏ, đã phải phát triển những giá trị nào đó trước khi em có thể nghe lời. Trẻ không thể, ngay lập tức, hành động trong sự tuân theo Ý CHÍ của người khác, và cũng không thể, trong một vài ngày, nắm được lý do cho việc mà chúng ta yêu cầu (Montessori, The Absorbent Mind, 1964).
2. Mức độ thứ 2 của SỰ NGHE LỜI – The Second Level of Obedience
“The second level is when the child can always obey, or rather, when there are no longer any obstacles deriving from his lack of control. His powers are now consolidated and can be directed not only by his own will, but by the will of another.” (Montessori, The Absorbent Mind, 1964)
Mức độ thứ 2 là khi trẻ có thể luôn nghe lời, hoặc đúng hơn là khi không có sự cản trở nào bắt nguồn từ sự thiếu kiểm soát của trẻ. Những khả năng của trẻ bây giờ được gắn chặt và có thể được định hướng không chỉ bởi Ý CHÍ của trẻ, mà còn bởi Ý CHÍ của người khác. Mức độ thứ 2 của SỰ NGHE LỜI là khi trẻ có khả năng hoàn toàn nghe lời bạn. Điều này không có nghĩa là lúc nào trẻ cũng sẽ nghe lời mà là trẻ đã sẵn sàng. Trẻ bây giờ có thể nghe một mệnh lệnh và thi hành qua hành động, không phải cho Ý CHÍ của trẻ mà là cho Ý CHÍ của người khác. (Montessori, The Absorbent Mind, 1964).
3. Mức độ thứ 3 của SỰ NGHE LỜI – The Third Level of Obedience
Mức độ thứ ba của sự nghe lời là khi: “He responds promptly and with enthusiasm and as he perfects himself in the exercise, he finds happiness in being able to obey.” (Montessori, The Discovery of the Child, 1967)
Đứa trẻ đáp lại nhanh chóng và với sự hăng hái (đối với sự chỉ dẫn của người giáo viên) và khi đứa trẻ thực hiện bày trình bày một cách hoàn hảo, đứa trẻ tìm thấy hạnh phúc trong sự có thể nghe lời (Montessori, The Discovery of the Child, 1967).
Lúc này trẻ đã đạt tới mức độ thứ 3 của khả năng NGHE LỜI, giai đoạn này cũng là khi Ý Chí đã phát triển tới mức độ 3. Nếu Ý CHÍ của trẻ không được nuôi dưỡng và được hỗ trợ phát triển thì khả năng NGHE LỜI, và khả năng Tự kỷ luật không phát triển tốt được. Nếu không có Ý CHÍ, thì không có khả năng NGHE LỜI. Khi đó tất cả cái chúng ta nhận được chỉ là một sự thuần phục thiếu ổn định – nghĩa là trẻ chỉ tỏ ra nghe lời trước mặt chúng ta. Về lâu dài, xã hội sẽ chỉ có những con người tuân theo luật chỉ khi cảm thấy sợ và chỉ khi có người đại diện pháp luật giám sát. Họ không bao giờ thấy được (từ trong suy nghĩ) là việc “NGHE LỜI” theo luật là để có lợi cho tất cả mọi người. Họ bị điều khiển bởi lợi ích ích kỷ của bản thân. Họ thiếu mất cái Ý CHÍ đủ mạnh để điều khiển và chế ngự những thôi thúc & hành vi hoang dã của bản thân họ.
“The spontaneous discipline, and the obedience which is seen in the whole class, constitutes the most striking result of our method.” – Maria Montessori, Dr. Montessori’s Own Handbook, New York, NY: Schocken Books, 1965
Kỷ luật tự nhiên, và SỰ NGHE LỜI được nhìn thấy trong cả lớp học tạo thành kết quả nổi bật nhất trong phương pháp của chúng tôi – Maria Montessori.
Bài viết được trình bày bởi May Sóc.
Leave a Reply