HỎI ĐÁP – Q&A – PHẦN I

Home / Hỏi Đáp / HỎI ĐÁP – Q&A – PHẦN I
0
Câu hỏi 1: Tại sao chỉ nhận trẻ từ 2.5 đến 3 tuổi vào Ngôi nhà của Trẻ – House of Children (viết tắt là HOC)?


Trả lời: Khoảng 2.5 tuổi thì trẻ bắt đầu cần đến sự giúp đỡ của HOC cho sự phát triển của trẻ.
Vào khoảng độ tuổi này, sự phát triển của trẻ bước vào một giai đoạn mới. Trẻ bây giờ được kêu gọi bởi những quy luật tự nhiên – những quy luật chi phối sự phát triển của con người – để thực hiện những nhiệm vụ mới. Trong suốt 2.5 năm đầu đời, trẻ hình thành nền tảng tính cách tâm lý với tất cả những đặc điểm và năng lực tinh thần của con người. Giai đoạn phát triển sáng tạo này được theo sau bởi một giai đoạn mà trẻ được kêu gọi để tiến xa hơn trong việc hoàn hảo, phối hợp và củng cố những công trình to lớn mà trẻ đã đạt được trong giai đoạn trước; để trở nên thông thạo một cách có ý thức về những công trình đó và bắt đầu sử dụng chúng cho sự phát triển trong tương lai.


Để có thể đạt được tất cả những thành tựu này, trẻ cần những điều kiện sống nhất định. Một HOC được đặc biệt chuẩn bị để cung cấp những điều kiện sống đó. Nó cũng hướng đến việc bảo vệ và khuyến khích đời sống mang tính phát triển của trẻ.


Câu hỏi 2: Có vấn đề gì không nếu một đứa trẻ 4 tuổi được nhận vào HOC? Rút cuộc thì nó cũng là lớp học cho trẻ từ 2.5 đến 6 tuổi.


Trả lời: Chúng ta đã xem xét việc tại sao trẻ bắt đầu cần sống trong môi trường HOC khi chúng khoảng 2.5 tuổi. Môi trường này có thể bắt đầu giúp đỡ sự phát triển của trẻ từ thời điểm này trở đi và tiếp tục suốt giai đoạn phát triển này.


Khả năng của môi trường để tiếp tục giúp đỡ sự phát triển của trẻ cho đến khi chúng 6 tuổi và năng lực của trẻ được lợi đến mức tối đa từ sự giúp đỡ liên tục này phụ thuộc vào việc trẻ bắt đầu sống trong môi trường này từ khi chúng bắt đầu cần đến nó, cụ thể ở đây là khi trẻ khoảng 2.5 tuổi. Từ độ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu tạo ra những thành tựu mà phải đạt được trong giai đoạn phát triển này dựa trên nền tảng những thành tựu đạt được của giai đoạn trước đó. Thậm chí trong giai đoạn này, cũng như trong tất cả các giai đoạn, mỗi thành tựu đều không độc lập và dựa trên những thành tựu đã đạt được trước đó, và đến lượt nó đóng vai trò như một nền tảng và phương tiện không thể thiếu được đối với những thành tựu tiếp theo. Vì vậy, tấm đan chặt chẽ này là một kế hoạch tự nhiên của sự phát triển mà không thể cho phép một mũi đan bị thiếu ở bất cứ đâu, hay bất cứ thời điểm nào trong chu trình của nó. Sự giúp đỡ của HOC cho phép kế hoạch tự nhiên này diễn ra và vì thế trẻ có thể tìm thấy sự giúp đỡ mà chúng cần trong suốt cuộc đời ở đây.


Một đứa trẻ 4 tuổi cũng có những thành tựu phát triển cần đạt được, những nhu cầu tương ứng với những thành tựu đó, và HOC có câu trả lời cho những nhu cầu đó.


Nhưng việc vào HOC lần đầu tiên khi trẻ 4 tuổi có nghĩa là trẻ đã phải hoạt động mà không có sự giúp không thể thiếu của HOC trong thời gian 1.5 năm. Và kết quả là sự phát triển của trẻ sẽ chịu thiệt hại. Những thành tựu mang tính chất phát triển đáng lẽ phải có được trong giai đoạn này lại không đạt được gì, hoặc đạt được một cách không hoàn hảo. Chính vì vậy, trẻ không có đủ nền tảng mạnh mẽ và lành mạnh cho những việc mà trẻ phải thực hiện bây giờ. Trẻ thấy những phương tiện mà trẻ cần để thực hiện những việc trẻ phải làm ở thời điểm hiện tại hoặc là thiếu hoặc là bị lỗi.


Mặc dù đứa trẻ cảm thấy bị cuốn vào những hoạt động mang tính chất phát triển mà trẻ cần ở thời điểm hiện tại, nhưng trẻ lại thấy bản thân không có khả năng thực hiện chúng một cách hài lòng và nhận được lợi ích đầy đủ từ chúng, bởi vì trẻ thiếu sự chuẩn bị, những hoạt động mang tính chất phát triển đáng lẽ ra trẻ phải thực hiện trước đó. Trẻ không còn thích thú với những hoạt động trước đó, bởi vì, như chúng ta đã thấy, sự thích thú thay đổi liên tục qua từng giai đoạn phát triển theo những thành tựu phải đạt được tuân theo quy luật của sự phát triển.


Trẻ sẽ bực bội đến như nào khi không thể làm mọi việc tốt như trẻ mong muốn, làm những việc mà trẻ bị thôi thúc và không thấy thích thú với những hoạt động mà, đến một mức độ nào đó, đáng lẽ ra sẽ giúp trẻ làm những việc mà trẻ cần phải làm.


Thêm vào sự bực dọc của trẻ, trẻ nhìn thấy những trẻ khác cùng tuổi với mình nhưng được nhận vào đúng độ tuổi, làm những việc mà trẻ muốn làm nhưng không thể làm một cách hài lòng, và nhận ra rằng mình không thích thú với những việc đó.


Và kết quả của việc này là, trẻ không thể đảm nhận vị trí đúng của mình trong cái cộng đồng mang tính phát triển này cũng như tìm thấy vị trí cho mình. Trẻ cảm thấy mình là người ngoài và bắt đầu cư xử như vậy. Điều này cũng sẽ quấy rầy sự hài hòa của cộng đồng nói chung và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những trẻ khác một cách bất lợi.


Câu hỏi 3: Một đứa trẻ 4 tuổi được nhận vào HOC vẫn tốt hơn là học ở những lớp học truyền thống?


Trả lời: Có thể như vậy. Nhưng nhận trẻ vào HOC sẽ không công bằng đối với 30-35 đứa trẻ đang sống ở đó, cũng như không công bằng với đứa trẻ 2.5 tuổi bị từ chối nhận vào HOC khi đứa trẻ 4 tuổi được nhận vào. Nếu khả năng trợ giúp là giới hạn, chẳng phải tốt hơn ta nên trợ giúp những trẻ mà sẽ nhận được những lợi ích lớn hơn từ sự trợ giúp đó?


Câu hỏi 4: 2.5 tuổi có quá nhỏ để bắt đầu học không? Một đứa trẻ 2.5 tuổi có thể học những gì, hay nói theo một cách khác, bạn có thể “dạy” gì cho một đứa trẻ 2.5 tuổi?


Trả lời: Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ về “học” và “dạy”. Nếu như “học” nghĩa là lĩnh hội văn hóa, đứa trẻ 2.5 tuổi có một sức mạnh lĩnh hội văn hóa mà trẻ sẽ không bao giờ có lại, kể cả trẻ lớn hơn hay người lớn. Cái cách mà trẻ lĩnh hội văn hóa rất khác với cách mà trẻ lớn hơn hay người lớn làm. Trẻ có những sức mạnh tinh thần nhất định mà nó hiệu lực hơn cả những sức mạnh tinh thần với nhận thức đã phát triển tốt hơn của trẻ lớn và người lớn.


Lấy ví dụ về vấn đề ngôn ngữ. Đứa trẻ trước khi 2.5 tuổi đã có thể lĩnh hội được tiếng mẹ đẻ. Không ai dạy trẻ một cách có ý thức, trẻ cũng không chịu sự khổ cực nào một cách có ý thức như những trẻ lớn và người lớn khi học ngôn ngữ thứ hai. Ấy vậy mà, trẻ nói tiếng mẹ đẻ một cách trôi chảy, đúng ngữ pháp, phù hợp với phong cách bản ngữ và với một sự hoàn hảo mà không ai có thể có được khi học ngôn ngữ ở độ tuổi lớn hơn và thậm chí hy vọng có thể đạt được một cách có ý thức. Ấy vậy mà, ngôn ngữ là một trong những sự sáng tạo trừu tượng nhất của trí óc con người.


Chỉ với 1 ví dụ đó thôi, làm sao chúng ta có thể nói rằng đứa trẻ 2.5 tuổi là quá nhỏ để bắt đầu học khi mà trẻ đã có thể lĩnh hội văn hóa một cách tuyệt vời như vậy mà hầu như không có sự trợ giúp nào cả?


Trong khi một đứa trẻ 2.5 tuổi có thể “học” rất nhiều với sự dễ dàng và hoàn hảo hơn một đứa trẻ lớn hay một người lớn, thì chúng ta không thể “dạy” trẻ bao nhiêu. Trẻ chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt tinh thần để có thể tiếp thu sự trừu tượng mà chúng ta muốn truyền tải đến trẻ bằng việc giảng dạy bằng lời mặc dù trẻ có thể đạt đến sự trừu tượng bằng chính trẻ thông qua những trải nghiệm cụ thể.


Trong HOC, trẻ được nhận vào một môi trường mà ở đó trẻ tìm thấy tất cả những khái niệm văn hóa khi trẻ cần và dưới hình thức mà trẻ cần. Chúng ở đó như một phương tiện của sự phát triển mà trẻ sẽ sử dụng một cách tự nhiên để đáp ứng lại nhu cầu và sự nhạy cảm mang tính chất phát triển của trẻ. Nhờ vào những trải nghiệm cụ thể, trẻ lĩnh hội thông qua những hoạt động với các phương tiện của sự phát triển, những cái được trình bày với trẻ một cách khoa học vào đúng thời điểm, theo một cách thức đúng bởi một người lớn đã được huấn luyện, trẻ sẽ có thể đạt mức độ lĩnh hội văn hóa gây ngạc nhiên trong phạm vi của nó.


Câu hỏi 5: Nếu gia đình (home) của trẻ cho trẻ những điều kiện này, trẻ vẫn nên được học ở một HOC ở độ tuổi này không?


Trả lời: HOC không có nghĩa để thay thế gia đình của trẻ. Không có một môi trường nào hoàn hảo để thay thế vị trí của gia đình cả. Là một môi trường cho cuộc sống và sự phát triển của con người, gia đình không thể thiếu cũng như không thể thay thế và sẽ giữ nguyên như vậy trong suốt cuộc đời của loài người.


Trong suốt 2.5 năm đầu đời của trẻ, gia đình có thể thỏa mãn TẤT CẢ những nhu cầu của cuộc sống của trẻ một cách đầy đủ và nên làm như vậy. Không có môi trường nào khác có thể làm điều này một cách hoàn hảo nếu như gia đình không làm được.


Nhưng, không có một gia đình nào, có thể thỏa mãn một cách hoàn hảo TẤT CẢ những nhu cầu của trẻ MỘT CÁCH ĐẦY ĐỦ khi trẻ khoảng 2.5 tuổi. Gia đình cũng không phải để làm như vậy, bởi vì gia đình, để có thể là gia đình, phải đáp ứng nhu cầu của TẤT CẢ các thành viên cũng như nhu cầu của trẻ, một trong các thành viên của gia đình. Nếu nó tập trung dành riêng cho việc đáp ứng nhu cầu của trẻ, không quan tâm đến nhu cầu của những thành viên khác, những thành viên khác sẽ cảm thấy không thể sống được và sự phát triển của đứa trẻ cũng chịu thiệt thòi, bởi vì nhu cầu của trẻ để sống như một thành viên của gia đình với những quyền và nghĩa vụ mà một cuộc sống như vậy đòi hỏi sẽ không tìm thấy sự hài lòng một cách trọn vẹn.


Do đó, nhu cầu đối với một môi trường khác để trẻ sống một phần trong ngày, một môi trường tập trung dành riêng cho việc đem lại sự hài lòng đối với những nhu cầu mang tính chất phát triển của trẻ mà gia đình không thể thỏa mãn hoàn toàn và giữ nguyên là một gia đình.


Câu hỏi 6: Những nhu cầu nào mà một gia đình không thể đáp ứng một cách trọn vẹn?


Trả lời: Trẻ cần những cơ hội để sống cuộc sống của mình không chỉ như một thành viên của gia đình mà còn như một thành viên của một cộng đồng trẻ em gồm 30-35 trẻ đang ở cùng một giai đoạn phát triển và ở các độ tuổi khác nhau, ví dụ như từ 2.5 tuổi đến 6 tuổi. Trẻ cần phải sống trong một môi trường tạo ra sự tự do di chuyển tối đa có thể. Trẻ cần những hoạt động mang tính chất phát triển nhất định với những giáo cụ được chuẩn bị một cách đặc biệt và khoa học để phục vụ như những phương tiện của sự phát triển. Trẻ cũng cần sự trợ giúp chuyên môn của một người lớn được huấn luyện đặc biệt để có thể chinh phục và tận hưởng sự tự do lựa chọn đối với những hoạt động mang tính chất phát triển đó.


Trích từ cuốn: The Practical Implementation of Montessori Principles by DR. Maria Montessori, Albert M. Joosten, S.R. Swamy, Ram P. Bashyal, Rajendra K. Gupta
Dịch bởi May Sóc Children’s House.

Leave a Reply

Your email address will not be published.