“The more a man’s inner life shall have grown normally, organizing itself in accordance with the provident laws of nature, and forming an individuality, the more richly will he be endowed with a strong will and a well-balanced mind. To be ready for a struggle, it is not necessary to have struggled from one’s birth, but it is necessary to be strong. He who is strong is ready; no hero was a hero before he had performed his heroic deed. The trials life has in store for us are unforeseen, unexpected; no one can prepare us directly to meet them; it is only a vigorous soul that can be prepared for everything.” (Maria Montessori, Advanced Montessori Method, P. 168)
Cuộc sống bên trong (tinh thần) của một con người càng phát triển bình thường, tự tổ chức phù hợp với các quy luật biết trước của tự nhiên, và hình thành nên một tính chất cá nhân, người đó càng được phú cho một WILL mạnh mẽ và một trí óc cân bằng hoàn hảo. Để sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh (sinh tồn), một người không nhất thiết phải tranh đấu từ khi sinh ra, nhưng cần thiết phải mạnh mẽ. Người mạnh mẽ thì luôn sẵn sàng; không có anh hùng nào là anh hùng cho tới khi anh ta thực hiện những chiến công anh hùng. Cuộc sống thử thách của chúng ta ở phía trước là không nhìn trước được và đầy bất ngờ; không ai có thể chuẩn bị cho chúng ta đối diện trực tiếp những thử thách đó. Chỉ có một tâm hồn mãnh liệt mới có thể sẵn sàng để đối diện với mọi thứ. (Maria Montessori, Advanced Montessori Method, p.168)
Vậy làm sao để mạnh mẽ?
Phần lớn chúng ta có quan niệm rằng để làm được mọi thứ thì đầu tiên phải có sức khỏe thể chất. Rằng chúng ta có thông minh, có tài giỏi tới đâu mà ốm yếu thì cũng sẽ chẳng làm được gì. Đặc biệt là những đứa trẻ, chúng ta coi chúng như những mầm cây, ở giai đoạn đầu còi cọc thì lớn lên cũng èo uột. Phần lớn các bậc phụ huynh Việt Nam đều chăm sóc chuyện ăn ngủ nghỉ của trẻ rất cẩn thận đến mức coi các vấn đề khác của trẻ chỉ là thứ yếu. Cân nặng và chiều cao là chỉ tiêu phấn đấu và rất thường xuyên nó là nỗi phiền muộn. Nhiều bố mẹ trẻ lao vào cuộc chiến về cân nặng thay cho con của mình. Họ ép trẻ ăn vì nghĩ rằng dạ dày của trẻ nhỏ, phải ép trẻ ăn nhiều để dạ dày lớn hơn, để chứa được nhiều thức ăn hơn, để từ đó thức ăn trở thành xương, thành thịt của trẻ. Họ ép trẻ ăn những thứ mắc tiền nhất, bổ dưỡng nhất để thúc đẩy nhanh quá trình tạo xương thịt. Có bà mẹ trẻ đã tâm sự, vì con thiếu cân và chậm lớn, mỗi khi bé khát chị chỉ đưa sữa và không cho bé uống nước, cho tới một ngày bé tình cờ được uống nước và đã hỏi mẹ: “Mẹ ơi nước làm từ cái gì mà ngon thế?” Sự thiếu hiểu biết về khoa học, những định kiến và đánh giá thiếu khách quan của xã hội và rất thường xuyên là sức ép của thế hệ đi trước và những người xung quanh (cũng chẳng hề dựa trên sự hiểu biết về khoa học nào cả), họ vô tình hủy hoại những đứa trẻ và biện minh bằng tình yêu của mình. Sự thật là bị nhồi nhét thức ăn thật nhiều nhiều khi còn tệ hơn là chẳng ăn gì cả. Những bữa cơm đạm bạc nhiều khi còn nuôi dưỡng con người tốt hơn sơn hào hải vị. Một con người có thể chất mạnh mẽ chưa chắc đã là một con người mạnh mẽ.
Physiology itself teaches us these things. A frugal meal taken in the open air will nourish the body far better than a sumptuous repast in a close room, where the air is impure, because all the functions of the body are more active in the open air, and assimilation is more complete. In like manner a frugal meal eaten in common with beloved and sympathetic persons is much more nutritious than the food a humble, harassed secretary would partake at the lordly table of a capricious master. Liberty in this case is the cry that explains all. Parva domus sed mea (a little house, but my own), has been quoted ever since the Roman epoch to indicate which is the most healthful of houses. Where our lives are oppressed, there can be no health for us, even though we eat of princely banquets or in splendid buildings. (Maria Montessori, Advanced Montessori Method, p. 24)
Ngành sinh lý học đã dạy chúng ta những điều sau đây. Một bữa ăn đạm bạc trong bầu không khí mở sẽ nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn rất nhiều so với một bữa tiệc xa hoa trong một phòng kín nơi mà không khí không trong lành, bởi vì tất cả những chức năng của cơ thể trở nên hiệu quả hơn khi ở trong không gian mở, và quá trình tiêu hóa thì hoàn thiện hơn. Tương tự, một bữa ăn đạm bạc với những người mình yêu quý và đồng cảm thì bổ dưỡng hơn rất nhiều so với bữa ăn mà một nhân viên thư ký khúm núm ngại ngùng tham dự cùng bàn ăn có tính chất quý tộc của một ông chủ đồng bóng. Tự do trong trường hợp này là tiếng kêu gào mà có thể giải thích tất cả. Parva domus sed mea (một ngôi nhà nhỏ, nhưng của tôi), đã được trích dẫn từ thời kỳ La Mã để chỉ ra những ngôi nhà có lợi cho sức khỏe là như thế nào. Khi cuộc sống của chúng ta bị đè nặng, không thể có sức khỏe nào cho chúng ta thậm chí chúng ta vẫn ăn những bữa tiệc dành cho các ông hoàng hay trong những tòa nhà tráng lệ. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, p.24)
Cảm giác của tôi thật lẫn lộn khi đọc về sự tự do của trẻ em tại Ý những năm đầu thế kỷ 20.
The liberty accorded to the child of to-day is purely physical… the infant is treated like a young plant. Children to-day enjoy the rights which from time immemorial have been accorded to the vegetables of a well-kept garden. Good food, oxygen, suitable temperature, the careful elimination of parasites that produce disease; yes, henceforth we may say that the son of a prince will be tended with as much care as the finest rose-tree of a villa. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, p. 10-11)
Sự tự do được ban cho đứa trẻ của ngày hôm nay (đầu thế kỷ 20, những năm 1920) hoàn toàn chỉ là thể chất… đứa trẻ được đối xử như là một cái mầm cây. Trẻ em ngày nay (đầu thế kỷ 20, những năm 1920) hưởng thụ những quyền mà từ thời thượng cổ đã được ban cho các loại cây rau trong khu vườn được giữ cẩn thận. Thức ăn tốt, ô xy, nhiệt độ phù hợp, sự loại trừ cẩn thận các loại vật ký sinh mà gây bệnh tật; vâng, từ nay trở về sau chúng ta có thể nói rằng đứa con của một hoàng tử sẽ được săn sóc với nhiều sự quan tâm như là cây hoa hồng đẹp nhất của một ngôi biệt thự. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, p.10-11)
Chúng ta đang ở đầu thế kỷ 21, cách thời điểm được nói ở trên 100 năm và hãy nhìn cách chúng ta đang chăm sóc “mầm non” của mình ở gia đình và nhà trường. Tuy mỗi gia đình mỗi khác nhưng hãy nhìn vào tổng thể chung của cả xã hội.
Tiêu chuẩn hiện tại là trong tổng thời lượng 10 tiếng, việc ăn, ngủ, nghỉ chiếm 7 tiếng ở độ 2-3 tuổi. Trong tổng thời lượng 9-10 tiếng, việc ăn, ngủ, nghỉ chiếm 6-7 tiếng ở độ tuổi 3-6. Trong thực tế, thời lượng ăn, ngủ, nghỉ ở các trường mầm non truyền thống chiếm lượng thời gian còn lớn hơn cả tiêu chuẩn (tức là trên 70%). Thời lượng ăn ngủ nghỉ trong thực tế còn cao hơn rất nhiều ở những lớp nhà trẻ nhỏ hơn 24 tháng.
The babe is a man. That which suffices for a plant cannot be sufficient for him. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, p.10-11)
Đứa trẻ là một con người. Thứ mà đủ cho một cái cây có thể không đủ cho em. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, p.10-11)
When we delude ourselves with the idea that we are giving everything to children by giving them fresh air and food, we are not even giving them this: air and food are not sufficient for the body of man; all the physiological functions are subject to a higher welfare, wherein the sole key of all life is to be found. The child’s body lives also by joyousness of soul. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 24)
Khi chúng ta đánh lừa chính mình với ý nghĩ rằng chúng ta đang cho trẻ em mọi thứ bằng cách cho chúng không khí trong lành và thức ăn, chúng ta thậm chí đang không cho gì cả: không khí và thức ăn là không đủ cho cơ thể của con người; tất cả các chức năng sinh lý của cơ thể là tùy thuộc vào tầm cao hơn của sức khỏe tốt nơi mà chìa khóa duy nhất của mọi cuộc sống được tìm thấy. Cơ thể của trẻ sống cũng bởi sự vui sướng của tâm hồn. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 24)
With man the life of the body depends on the life of the spirit.—Physiology gives an exhaustive explanation of the mechanism of such phenomena. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 24, 25)
Với con người, cuộc sống của cơ thể phụ thuộc vào cuộc sống của tinh thần. Sinh lý học đã đưa một giải thích hết mọi khía cạnh của cơ chế của các hiện tượng như vậy. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 24, 25)
Cơ chế đó được giải thích bằng các cách thức của những trạng thái cảm xúc đa dạng như nỗi đau khổ, sự tức giận, sự mệt mỏi, niềm vui thích tác động lên các chức năng của cơ thể.
In grief, for instance, the action of the heart becomes feebler, as under a paralyzing influence; all the blood-vessels contract, and the blood circulates more slowly, the glands no longer secrete their juices normally, and these disturbances manifest themselves in a pallor of the face, an appearance of weariness in the drooping body, a mouth parched from lack of saliva, indigestion caused by insufficiency of the gastric juice, and cold hands. If prolonged, grief results in mal-nutrition and consequent wasting, and predisposes the debilitated body to infectious diseases… Pleasure causes dilatation of the blood-vessels; the circulation, and consequently all the functions of secretion and assimilation are facilitated; the face is suffused with color, the gastric juice and the saliva are perceptible as that healthy appetite and that watering of the mouth which invite us to supply fresh nourishment to the body; all the tissues work actively to expel their toxins, and to assimilate fresh nourishment; the enlarged lungs store up large quantities of oxygen, which burn up all refuse, leaving no trace of poisonous germs. It is an injection of health. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 24, 25)
Ví dụ, trong nỗi đau khổ, hoạt động của tim trở nên yếu đuối, như là đang trải một qua ảnh hưởng làm tê liệt; tất cả các mạch máu thu nhỏ lại, và sự tuần hoàn máu chậm hơn, các tuyến (nước bọt, mồ hôi, dịch vị, nội tiết…) không còn tiết ra dịch như bình thường, và những sự nhiễu loạn này biểu hiện chúng trong vẻ tái nhợt của khuôn mặt, một sự xuất hiện của sự mệt mỏi trong cơ thể ủ rũ, một cái miệng khô nẻ vì thiếu nước miếng, chứng khó tiêu gây ra bởi sự thiếu của dịch dạ dày, các bàn tay thì lạnh. Nếu để lâu, sự đau khổ gây nên sự suy dinh dưỡng và hậu quả tàn phá, và dẫn đến một cơ thể suy nhược yếu đuối trước các bệnh lây nhiễm… Sự vui thích gây ra sự giãn nở của các mạch máu, sự tuần hoàn máu và tất cả chức năng của sự bài tiết và sự tiêu hóa được làm cho dễ dàng; khuôn mặt hồng hào, dịch dạ dày và nước bọt có thể quan sát được như là sự thèm ăn khỏe mạnh và sự chảy nước miếng mà mời mọc chúng ta để nạp thêm dinh dưỡng tươi mới cho cơ thể; tất cả các tế bào hoạt động một cách tích cực để đẩy ra các độc tố và để tiêu hóa dinh dưỡng tươi mới; các lá phổi nở ra để lấy vào lượng lớn ô xy mà đốt cháy tất cả chất thừa, không để lại chút mầm mống độc hại nào. Nó là sự tiêm thêm sức khỏe. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 24, 25)
Trong một ví dụ khác, bà Maria kể về trường hợp những người tù bị biệt giam.
In Italy, where after the abolition of the death penalty the punishment of solitary confinement was substituted, we have a proof even more eloquent of the influence of the spirit upon the functions of the body. With our modern measures of hygiene in prisons, the prison cell cannot be called a place of torture for the body: it is merely a place where all spiritual sustenance is withheld… What is lacking here for the body? It is provided with food, and a shelter from the weather, it has a bed and a place where it can take in fresh stores of pure oxygen; the body can rest, nay more, it can do nothing but rest. The conditions seem almost ideal for any one who does not wish to do anything, and desires simply to vegetate. But no sound from without, no human voice ever reaches the ear of the being here incarcerated; he will never again see a color or a form. No news from the outer world ever reaches him. Alone in dense spiritual darkness, he will spend the interminable hours, days, seasons, and years. Now, experience has shown that these wretched persons cannot live. They go mad and die. Not only their minds but their bodies perish after a few years. What causes death? If such a man were a plant, he would lack nothing, but he requires other nourishment. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 25)
Ở Ý, sau khi bãi bỏ việc tử hình, hình phạt biệt giam được thay thế, chúng ta nhờ vậy đã có thêm được bằng chứng thậm chí hùng hồn hơn về sự ảnh hưởng của tinh thần lên các chức năng của cơ thể. Với những biện pháp hiện đại của vệ sinh trong các nhà tù, các phòng giam có thể không được gọi là nơi để hành hạ cơ thể, nó chỉ là nơi mà tất cả sự nuôi dưỡng của tinh thần bị ngăn cản… điều gì ở đây thiếu cho cơ thể? Nó được cung cấp đầy đủ thức ăn, nơi trú ẩn trước các loại thời tiết, cơ thể có thể nghỉ ngơi, không thể làm gì khác ngoài nghỉ ngơi (không khí thì trong lành vì các nhà tù thường được xây dựng ở vùng rừng núi, hải đảo, thôn quê, heo hút tránh xa các khu dân cư và các khu công nghiệp). Những điều kiện này có vẻ gần như lý tưởng cho bất cứ người nào mà không muốn làm gì cả và chỉ muốn đơn giản là sinh trưởng. Nhưng không tiếng động nào từ phía bên ngoài, không tiếng nói của con người nào từng chạm tới tai của người bị tống giam tại đây; anh ta sẽ không bao giờ được nhìn lại một màu sắc hoặc một hình dạng. Không tin tức nào của thế giới bên ngoài từng chạm tới anh ta. Cô đơn trong bóng tối tinh thần đậm đặc, anh ta sẽ nếm trải những giờ phút, ngày, mùa, và năm vô tận. Bây giờ, kinh nghiệm đã chỉ ra rằng những con người bất hạnh này không thể sống. Họ trở nên điên và chết. Không chỉ trí óc của họ mà cơ thể của họ tàn lụi sau một vài năm. Điều gì đã gây ra cái chết? Nếu con người như vậy là một cái cây, anh ta sẽ không thiếu gì cả, tuy nhiên anh ta cần loại dinh dưỡng khác. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 25)
If a robust and brutal criminal can perish from starvation of the soul, what will be the fate of the infant if we take no account of his spiritual needs? His body is fragile, his bones are in process of [Pg 27] growth, his muscles, overloaded with sugar, cannot yet elaborate their powers; they can only elaborate themselves; the delicate structure of his organism requires, it is true, nutriment and oxygen; but if its functions are to be satisfactorily performed, it requires joy. It is a joyous spirit which causes “the bones of man to exult.” (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 25)
Nếu một tên tội phạm tráng kiện và hung bạo có thể tàn lụi từ sự thiếu thốn của tâm hồn, điều gì sẽ là vận mệnh của trẻ nếu chúng ta không coi trọng những nhu cầu tinh thần của em? Cơ thể của trẻ rất mỏng manh, các xương của em còn trong giai đoạn phát triển, các cơ bắp em, quá tải với đường, có thể không phát sinh được sức mạnh của chúng; chúng chỉ có thể phát sinh chính chúng, cấu trúc mỏng manh của các cơ quan của trẻ cần, đúng là, dinh dưỡng và ô xy; nhưng nếu các chức năng được thực hiện một cách hài lòng, nó cần có niềm vui. Nó là một tâm hồn vui sướng mà làm cho “các xương của con người để hoan hỉ” (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 26)
Kết luận
Cần cả sức mạnh tinh thần để làm cho con người mạnh mẽ tuy nhiên phần lớn chúng ta lại không chú trọng để nuôi dưỡng và hỗ trợ đầy đủ sự phát triển của nguồn sức mạnh này ở trẻ. Chúng ta trong rất nhiều trường hợp còn cản trở sự phát triển của sức mạnh tinh thần một cách vô ý. Tới đây mọi người có thể chưa tìm được câu trả lời cụ thể về việc làm sao để hỗ trợ trẻ em phát triển sức mạnh tinh thần một cách đúng đắn nhất. Tuy nhiên bài viết đưa tới nhận thức được rằng sức khỏe tinh thần của trẻ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe thể chất của trẻ và là nhân tố chính để tạo nên sự mạnh mẽ của một con người. Đó là lí do vì sao câu đầu tiên trong cuốn The Advanced Montessori Method xuất bản năm 1917 cách đây đúng 1 thế kỷ lại mở đầu với câu:
The general laws which govern the child’s psychical health have their parallel in those of its physical health. (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 1)
Những quy luật (tự nhiên) chung mà chi phối sức khỏe tinh thần của trẻ có sự tương đương song song của chúng trong những quy luật của sức khỏe thể chất (Maria Montessori, The Advanced Montessori Method, P. 1) khi mà tại thời đại của bà, sự tự do được ban cho đứa trẻ hoàn toàn chỉ là thể chất và chưa một phương pháp giáo dục nào có thể hỗ trợ và xây dựng sức mạnh tinh thần ở trẻ em.
Nếu ngọn lửa trong mắt con bạn cứ tắt dần sau mỗi ngày chúng tới trường, thì lí do là chúng không tìm thấy (đủ) nguồn dinh dưỡng & phương tiện phát triển của tinh thần trong môi trường đó. Đó là nơi chỉ đem lại sự mệt mỏi, đau khổ cho một tâm hồn đang vật vã để tồn tại. Chúng chẳng khác gì những ngục tù của tâm hồn nơi con bạn bị giam giữ một phần của cuộc đời, ngày qua ngày.
Bài viết này đã quá dài, mặc dù May Sóc vẫn còn nợ rất nhiều bài viết, tuy nhiên May Sóc vẫn muốn giới thiệu bài viết này trước khi gửi tới các bạn các bài viết khác.
Trong bài viết này May Sóc đã không dịch từ WILL vì không thể tìm được một từ nào trong tiếng Việt đại diện được ý nghĩa của từ WILL như được giải thích ở bài viết: THE THREE LEVELS OF OBEDIENCE trước đây. Các bạn có thể đọc lại bài viết đó tại link sau để có được định nghĩa chính xác về từ WILL: https://goo.gl/MivEM2
Dịch và trình bày bởi May Sóc Children’s House
Leave a Reply